TƯ VẤN THIẾT KẾ HỆ THỐNG KHÍ NÉN



Ngày nay, tên gọi hệ thống khí nén không còn mấy xa lạ như trước đây. Hệ thống khí nén ngày được sử dụng rộng rãi và hầu như là không thể thiếu được trong ngành công nghiệp hiện tại. Vì sử dụng khí nén đem lại lợi ích không hề nhỏ và sự thuận tiện trong ứng dụng mô hình khí nén.

Hệ thống khí nén là một hệ thống lưu trữ năng lượng bao gồm khí được nén và làm sạch phục vụ trong các ngành công nghiệp, y tế, thực phẩm, máy móc …

Máy được hoạt động dựa trên nguyên lý bao gồm chuyển động thằng và chuyển động quay. Tuy nhiên để kiểm soát tốt hệ thống khí nén thì các nhà tư vấn thiết kế hệ thống nén cần thực hiện theo tiêu chuẩn 7 bước sau đây:

Bước 1: Thống kê tất cả các thiết bị sử dụng khí nén

Để xác định được quy mô 1 hệ thống khí nén cần lắp đặt việc đầu tiên bạn phải nắm bắt cũng như thống kê chi tiết tất cả các thiết bị có sử dụng nguồn khí nén duy trì mọi hoạt động.

Với việc thống kê này bạn có thể xác định được lưu lượng khí nén, mức độ khí sạch cần đạt khoảng bao nhiêu % để từ đó chọn được dòng máy nén khí có công suất phù hợp, số lượng bộ lọc khí nén công nghiệp cần trang bị….

 

Bước 2: Xác định thành phần chính trong hệ thống khí nén

Một hệ thống khí nén cơ bản gồm có các thiết bị như bộ lọc khí nén, thiết bị làm mát giữa các cấp, bộ làm khô khí nén…Cụ thể:

  • Bộ lọc khí nén công nghiệp: Với vai trò ngăn không cho bụi bẩn vào trong máy nén khí nhằm giảm thiểu hiện tượng gây tắc nghẽn van, làm mòn xi lanh và các bộ phận tương đương…
  • Thiết bị làm mát giữa các cấp: Nhằm giảm nhiệt độ không khí trước khi chuyển vào các cấp tiếp theo nhằm giảm tải nén và tăng hiệu suất. Thông thường sẽ được làm mát bằng nước.
  • Bộ làm khô khí nén ( máy sấy khô khí nén ): Lượng hơi ẩm còn dư sau khi trải qua quá trình nén khí sẽ được làm khô bởi bộ làm khô khí nén. Từ đây hơi ẩm sẽ bị loại bỏ nhở sử dụng các chất hấp thụ hoặc thông qua giàn làm khô lạnh hay nhiệt từ bộ sấy khô khí nén.
  • Bẫy lọc ẩm khí nén: Các bộ bẫy lọc ẩm được sử dụng nhằm loại bỏ độ ẩm trong khí nén. Những loại bẫy này có độ tương đương như bẫy hơi. Các loại bẫy thường được sử dụng gồm van xả bằng tay, van xả tự động…
  • Bình khí nén: Các dòng bình tích khí nén được dùng để chứa khí nén và giảm xung khi nén hay có vai trò thay đổi áp suất từ máy nén khí.

Bước 3: Lưu lượng, áp lực cần cho từng vị trí cấp => chọn dòng máy nén khí phù hợp

Để thấy được khác biệt cũng như để chọn ra dòng sản phẩm phù hợp hãy cùng tham khảo bảng so sánh sau đây:

Tiêu chí Pittong Trục vít Ly tâm
Hiệu suất ở mức đầy tải Cao Cao Cao
Hiệu suất ở mức không đầy tải Cao do phân cấp Thấp dưới 60% đầy tải Thấp dưới 60% đầy tải
Hiệu suất ở mức không tải Cao ( 10 – 20% ) Cao – thấp ( 25 – 60% ) Cao – trung bình ( 20 – 30% )
Mức độ ồn Ồn Không ồn nếu được đóng kín Ồn thấp
Kích thước Lớn Gọn nhẹ Gọn nhẹ
Áp suất Trung bình Trung bình – cao Trung bình – cao
Năng suất Thấp – cao Thấp – cao Trung bình – cao
Bảo dưỡng Nhiều bộ phận bị mài mòn Ít bộ phận bị mài mòn Nhạy cảm với bụi bẩn trong không khí

Từ bảng so sánh trên sẽ phần nào giúp bạn chọn được dòng máy nén khí phù hợp mà tiết kiệm chi phí nhất!

Bước 4: Xác định điểm xa nhất của thiết bị sử dụng nguồn khí nén

Với việc xác định điểm gần xa của thiết bị sử dụng nguồn khí nén sẽ giúp bạn trong việc tính toán thiết kế lắp đặt hệ thống khí nén chuẩn nhất, cách sắp xếp các thiết bị như bình khí nén, máy sấy không khí hay các bộ lọc khí nén công nghiệp…

Bước 5: Tính tổng lưu lượng khí nén

Bước 6: Tính trạm khí nén

Bước 7: Chọn máy và vẽ sơ đồ bố trí hệ thống khí nén

Ba bước cuối cùng cũng là bước được xác định quan trọng nhất thiên về kỹ thuật nhiều hơn. Bởi vậy bạn cần nhờ đến những người có chuyên môn cao những người thợ có kinh nghiệp lâu năm chuyên tính toán thiết kế hệ thống khí nén chuẩn.

Với nhiều năm kinh nghiệm Cơ điện lạnh EEP Việt Nam tự tin mang đến cho quý khách hàng giải pháp tốt nhất khi lắp đặt hệ thống khí nén cho nhà xưởng, nhà máy. Các dự án tiêu biểu mà chúng tôi tư vấn, thiết kế, lắp đặt hệ thống khi nén: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ LS VIỆT NAM, CÔNG TY TNHH KHOA HỌC KỸ THUẬT GOERTEK VINA, CÔNG TY TNHH DYNAPLAST PACKAGING (VIỆT NAM), CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MASUDA VINYL VIỆT NAM, CÔNG TY TNHH SUNZEX, CÔNG TY TNHH M – TECH, CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐIỆN CƠ SHIH LIN – VIỆT NAM, CÔNG TY TNHH NURI E & C, CÔNG TY TNHH DONGBU VINA, CÔNG TY TNHH NEFAB VIỆT NAM, MaSuDa vinyl Việt Nam, NICHIRIN VIỆT NAM, …

Liên hệ với chúng tôi ngay!



CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH EEP VIỆT NAM

VP Hà Nội: Số 55 ngõ 202/16 đường Cổ Linh, Long Biên, Hà Nội
VP Bắc Ninh: Phương Cầu, Phương Liễu, Quế Võ, Bắc Ninh
VP Hải Dương: Thị Trấn Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương
VP Hà Nam: Châu Giang, Duy Tiên, Hà Nam
VP Vĩnh Phúc: Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Xưởng sx: Khu 5 Đáp Cầu, TP Bắc Ninh, Bắc Ninh
Hotline: 086.593.7899
Phone: 0222.653.8169
Email: codienlanheepvn@gmail.com

YÊU CẦU BÁO GIÁ

    DỊCH VỤ KHÁC

    DỰ ÁN ĐIỂN HÌNH