Mỗi nhà máy được cấu thành bởi hàng trăm thiết bị máy móc, tài sản kỹ thuật với các đặc tính, công dụng khác nhau. Vấn đề bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống đã không còn là câu chuyện cũ nhưng lại chưa bao giờ giảm tầm quan trọng trong thời cuộc các ngành công nghiệp phát triển kéo theo các loại máy móc cũng hiện đại, phức tạp hơn nhiều lần.
Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đang gặp những khó khăn trong công việc bảo trì, bảo dưỡng PCCC và các tài sản kỹ thuật để đảm bảo hiệu năng sản xuất, kinh doanh luôn đạt mức tốt nhất. Bảo trì, bảo dưỡng PCCC và các thiết bị máy móc, tài sản kỹ thuật và con người tại các nhà máy, nhà xưởng đã và đang trở nên phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp sẵn sàng duy trì đội ngũ hàng chục kỹ sư để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn, sản lượng được nâng cao.
Những khó khăn có thể kể đến như: mất nhiều thời gian và thất thoát nhiều chi phí thử qua nhiều đơn vị bảo trì nhỏ lẻ cho các hạng mục máy móc, điều khiển, nhà xưởng, cấp thoát nước… dễ bị bỏ sót các hạng mục cần bảo trì; việc bảo trì không có kế hoạch, không đúng phương pháp khiến quá trình sản xuất, khai thác bị đình trệ trong thời gian dài.
Đi tìm lời giải cho những vướng mắc trên. Chọn đúng đơn vị đồng hành trong công tác bảo trì, bảo dưỡng PCCC và các thiết bị máy móc để phòng cháy còn hơn chữa cháy để tối ưu thời gian, ngân sách, giải pháp là quan trọng hàng đầu của các Doanh nghiêp cho nhà máy, kho vận, nhà xưởng.
EEP Việt Nam đáp ứng mọi nhu cầu về đầu tư công nghiệp, xây dựng cải tạo nhà xưởng và dịch vụ bảo trì dưỡng hệ thống PCCC cùng việc lắp đặt hệ thống máy hút khói bụi, hệ thống máy nén khí, hệ thống thông gió nhà xưởng, lắp đặt và thi công hệ thống điện và các giải pháp làm mát công nghiệp nhà xưởng.
Thi công, lắp đặt, sửa chữa thay đổi công năng cho nhà xưởng, lắp đặt vách thạch cao chống cháy, chống ẩm… đặc biệt, EEP Việt Nam luôn đưa ra các giải pháp về PCCC, thủ tục hoàn công nhà xưởng, thẩm duyệt và nghiệm thu PCCC cũng như đưa ra các giải pháp trọn gói về thi công, lắp đặt hệ thống điện, điện lạnh công nghiệp… EEP Việt Nam luôn đồng hành để giải bài toán khó khăn cho các Doanh nghiệp, giải pháp toàn diện, trọn gói cho các nhà máy, nhà xưởng để cùng nâng cao vai trò của PCCC, phát huy tinh thần lao động, sản xuất an toàn trong các nhà máy, nhà xưởng.
Lợi ích khi bảo trì nhà xưởng, nhà máy tổng thể đúng phương pháp và kịp thời
- Vượt qua các kỳ thẩm định ISO, GMP, HACCP một cách dễ dàng
- Làm chủ tình hình, hạn chế hỏng hóc cơ sở vật chất
- Phát hiện và sửa chữa kịp thời lỗi trong thời gian vận hành
- Hạn chế gián đoạn sản xuất gây thiệt hại kinh tế
- Tối ưu công suất, sản lượng của nhà máy
- Hạn chế lỗi NG trên sản phẩm đầu ra của nhà máy, đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đồng đều
- Tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa và kéo dài tuổi thọ cho hệ thống
- Bảo đảm an toàn sản xuất, an toàn lao động cho cán bộ nhân viên
Quy định về bảo dưỡng PCCC đối với hệ thống báo cháy tự động
Trong hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm hai bộ phận riêng biệt là hệ thống báo cháy tự động và hệ thống chữa cháy tự động. Mỗi bộ phận đều có cấu tạo và chức năng hoạt động khác nhau. Một trong những yêu cầu quan trọng với hệ thống báo cháy tự động là hoạt động có độ tin cậy cao, cần hoạt động đúng lúc và kịp thời.
Chỉ một trục trặc nhỏ hay một báo động sai từ hệ thống cũng có thể gây ra thiệt hại rất lớn đối với mọi người và tài sản. Chi phí lắp đặt một hệ thống báo cháy tự động và hệ thống chữa cháy tự động tổng thể là rất lớn nên bất cứ một trục trặc nhỏ nào xảy ra cũng cần được phát hiện và bảo trì đúng lúc, kịp thời. Nhà nước đã đưa ra những yêu cầu và quy định cụ thể khi bảo trì hệ thống PCCC
Quy trình bảo trì hệ thống PCCC
Cũng giống như bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC là một vấn đề cực kỳ quan trọng, đặc biệt với các khu chung cư và các tòa nhà cao tầng. Quy trình bảo trì hệ thống PCCC giúp chúng ta kiểm tra và phát hiện ra những thiết bị hư hỏng, tiến hành hoạt động chăm sóc kỹ thuật, sửa chữa và thay thế các chi tiết để duy trì và khôi phục khả năng hoạt động mượt mà của hệ thống.
Kiểm tra hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy
Máy bơm trong hệ thống PCCC thường là loại mấy bơm có công suất lớn. Máy có công dụng cung cấp nguồn nước với áp lực lớn tới các hệ thống chữa cháy tự động hoặc vòi cứu hỏa.
Có ba loại máy bơm chính được sử dụng trong hệ thống PCCC là: máy bơm dùng Diesel, máy bơm điện và máy dầu.
Việc kiểm tra máy bơm khá quan trọng và phải diễn ra theo định kỳ. Bởi trong một số tình huống đặc biệt máy bơm có thể bị nghẹt, hỏng hoặc không hút được nước…như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới cả hệ thống PCCC.
Quy trình kiểm tra bảo trì hệ thống PCCC đối với máy bơm gồm 5 bước cơ bản:
- Bước 1.Quan sát tổng quát và bắt đầu kiểm tra các ốc vít tại điểm nối, các mối nối, chi tiết máy có được vít chặt hay không. Đặc biệt là ốc ở khu vực bánh xe đà đối với loại bánh rơ moóc. Lưu ý, nơi để bình điện, bình ắc quy phải khô ráo, giá đỡ chắc chắn và không bị xê dịch khi máy khởi động.
- Bước 2. Tiếp theo cần kiểm tra nhiên liệu, nước làm mát cho máy bơm và dầu bôi trơn. Tất cả phải đạt mức quy định và không bị rò rỉ ra bên ngoài.
- Bước 3.Kiểm tra hệ thống dẫn truyền điện và hệ thống dây cáp điện nối với bình ắc quy.
- Bước 4. Khởi động hệ thống máy bơm PCCC và xem xét đến các chi tiết như chân zoong mồi nước.
- Bước 5. Tại vị trí đặt máy bơm, kiểm tra khả năng hoạt động của các thiết bị phụ trợ đi kèm.
Kiểm tra các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng
Đối với các tòa nhà cao tầng, để kết nối hệ thống PCCC giữa các tầng cần có các đường ống dẫn dài và cố định. Bảo trì đường ống cứu hỏa là một phần trong quy trình bảo trì hệ thống PCCC. Cũng như các loại thiết bị khác, sau một khoảng thời gian không sử dụng, hệ thống ống dẫn có thể bị đóng căn, bị bào mòn. Chính vì vậy nên chúng ta cần kiểm tra và bảo dưỡng theo định kỳ.
Việc bảo trì hệ thống đường ống cấp nước chữa chảy cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1.Kiểm tra tình trạng của các van khóa đường ống dẫn nước chính cung cấp cho các tầng và kiểm tra xem đồng hồ đo áp lực nước có hoạt động không.
- Bước 2.Tiến hành bơm hỗn hợp nước sạch kèm hóa chất tẩy cặn canxi vào đường ống. Bơm ngập ½ ống lớn và để ngâm trong khoảng 30 – 60 phút.
- Bước 3. Tiến hành xả dung dịch nước tẩy cũ và bơm nước mới vào.
- Bước 4. Kiểm tra tình trạng rò rỉ của đường ống và tiến hành khắc phục nếu có hư hỏng.
Kiểm tra hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler sử dụng hệ thống vòi xả kín và luôn ở chế độ thường trực. Trong trường hợp có cháy, thông qua hệ thống cảm biến nhiệt nước sẽ tự động được phun ra ngoài. Hệ thống này chỉ có khả năng chữa cháy ở những điểm hoặc khoảng không gian nhất định và thường được sử dụng cho những nơi có nguy cơ cháy thấp hoặc trung bình. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler luôn có nước ở trong đường ống và được suy trì ở mức áp lực thấp.
Để vệ sinh, bảo trì hệ thống PCCC Sprinkler cần trải qua các bước sau:
- Bước 1. Tháo đầu phun Sprinkler ra khỏi hệ thống và tiến hành vệ sinh, kiểm tra các chi tiết đầu phun.
- Bước 2.Khử cặn trong hệ thống ống nước cấp nước cho đầu phun.
- Bước 3. Bảo trì hệ thống van và điều khiển bơm.
- Bước 4.Kiểm tra chi tiết bơm khả năng hoạt động của nó trong hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler.
Kiểm tra hệ thống chữa cháy vách tường
Trong quy định về bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC sẽ bao gồm cả hệ thống chữa cháy vách tường. Hệ thống chữa cháy vách tường thường xuất hiện trong các công trình lớn.
Thông thường, hệ thống đường ống sẽ được thi công áp sát vách tường, hành lang, cầu thang thoát hiểm hay khu vực hạ hầm để xe. Hệ thống chữa cháy vách tường được kết nối với bơm tự động và van khóa. Đây là một hệ thống chữa cháy bán tự động, khi có cháy xảy ra bạn cần mở van tại tủ PCCC ngay lập tức nước sẽ được phụ ra dưới áp lực cao.
Các bước bảo trì hệ thống chữa cháy vách tường gồm có:
- Bước 1. Mở máy bơm cho hệ thống chạy trong khoảng 10 phút và tiến hàng kiểm tra trên toàn bộ hệ thống.
- Bước 2.Kiểm tra máy bơm xem có bị quá nhiệt hay quá tải không.
- Bước 3. Kiểm tra các thiết bị như đồng hồ volt, ampe đo điện áp nguồn.
- Bước 4.Xem xét chế độ hoạt động của tủ PCCC đồng thời tiến hành kiểm tra cầu giao tổng và cầu giao điều khiển máy bơm.
- Bước 5. Kiểm tra khả năng đóng ngắt của thiết bị hẹn giờ và Rơle.
- Bước 6.Kiểm tra hệ thống ống ở các tầng để đánh giá mức độ rò rỉ và kiểm tra khả năng hoạt động của đồng hồ đo áp lực. Lưu ý, đối với loại máy bơm diesel cần kiểm tra nhiệt độ, tốc độ của máy và xem nhớt có bị rò rỉ hay không.
Kiểm tra hệ thống trụ nước ngoài trời
Hệ thống trụ nước ngoài trời thường được sử dụng trong hệ thống chữa cháy bán tự động. Quá trình bảo dưỡng hệ thống PCCC lưu động sẽ bao gồm cả hệ thống trụ nước ngoài trời. Đối với trụ nước cũng cần được kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo trụ luôn có sẵn nước mà không bị khô.
- Bước 1. Kiểm tra sơ bộ bên ngoài trụ nước xem có bị rỉ sét hay không, đầu nối có bị hư hỏng hay không.
- Bước 2.Mở van và xả thử nước không áp để đảm bảo nước có đủ trong trụ.
- Bước 3. Loại bỏ nước thừa trong ống và tiến hành bơm lại nước mới.
Tham khảo: Cách tính thể tích bể chứa nước PCCC tiêu chuẩn.
Kiểm tra các valve khống chế
Van chữa cháy là một thiết bị quan trọng để tạo nên một hệ thống PCCC hoàn chỉnh. Thiết bị này thường được lắp đặt trong hoặc ngoài tòa nhà, có nhiệm vụ giúp đóng mở van cấp nước cho hệ thống đầu phun chữa cháy khi gặp hỏa hoạn. Các Valve không chế luôn phải ở trong trạng thái hoạt động ổn định để có thể sử dụng ngay khi cần thiết.
- Bước 1.Kiểm tra khả năng đóng mở các van ở các hố van.
- Bước 2. Tiến hành tra dầu nhớt từng van để đảm bảo van luôn hoạt động trơn tru.
- Bước 3. Kiểm tra ron, nếu xuất hiện tình trạng hư hỏng cần thay ron.
Kiểm tra các bình chữa cháy cầm tay, quả cầu chữa cháy
Bình chữa cháy hay quả cầu chữa cháy chắc hẳn không còn quá xa lạ với chúng ta. Đây là những thiết bị phòng cháy chữa cháy phổ biến nhất trên thị trường. Bình chữa cháy có thể lắp đặt và sử dụng cho nhiều dạng công trình khác nhau. Nó có thiết kế khá nhỏ gọn, đơn giản dễ dùng và trang bị được ở mọi nơi.
Theo quy định thời gian bảo dưỡng bình chữa cháy là 6 tháng/ 1 lần và thời gian bảo trì là 1 năm.
Bình chữa cháy hay chuông báo cháy khi được lắp đặt bên ngoài sẽ có nguy cơ bị rỉ sét, hư hỏng chốt an toàn hoặc bột bị đông cứng.
Việc bảo trì hệ thống PCCC là điều bắt buộc, tuân thủ các điều luật về bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC cũng góp phần giúp cho cuộc sống của người sử dụng an toàn hơn.
Việc kiểm tra và bảo trì bình chữa cháy/ quả cầu chữa cháy phải do kỹ thuật viên được đào tạo chuyên nghiệp thực hiện. Quá trình gồm các bước sau:
- Bước 1.Kỹ thuật viên cần tiến hành kiểm tra sơ bộ bên ngoài, kiểm tra vòi xịt, chốt an toàn.
- Bước 2.Kiểm tra đồng hồ áp suất của bình/ quả cầu.
- Bước 3.Kiểm tra lượng khí gas và phần bột bên trong có bị vón cục không.
- Bước 4.Hoàn tất sơ bộ và niêm phong chì.
Kiểm tra hệ thống phòng cháy và báo cháy
Hệ thống phòng cháy và báo cháy thường được lắp đặt ở những vị trí cao trên tường thường là ở góc hoặc trần nhà. Thiết bị này thường khá nhỏ và dễ bị lãng quên. Thiết bị báo cháy thường được lắp đặt trong hệ thống PCCC tự động.
Bảo trì hệ thống PCCC định kỳ nhằm đảm bảo khi có sự cố xảy ra có thể giảm thiểu được tối đa thiệt hại. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một vài cách kiểm tra và vệ sinh hệ thống phòng cháy, báo cháy đơn giản.
Cần chuẩn bị một số vật dụng trước khi vệ sinh như thang, bút điện, chổi sơn và khăn khô. Sau khi tháo nút đầu báo cháy có thể tiến hành vệ sinh sơ bộ bằng chổi sơn để loại bỏ bụi bám. Sau đó dùng máy đo điện để kiểm tra điện áp (điện áp trong khoảng 18 – 24V). Sau khi kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ, ta tiến hành lắp lại thiết bị như ban đầu.