Sau một thời gian dài sử dụng, mái tôn nhà xưởng phải chịu nhiều tác động từ bên ngoài như nắng, mưa, gió, bão,… điều này khiến mái tôn có thể bị hao mòn, hư hại, dột hay tốc mái. Sửa chữa mái tôn nhà xưởng là công việc phải làm trước và sau mỗi mùa mưa và có có ý nghĩa quan trọng trong nhà xưởng, nhà máy, kho hàng, siêu thị, công ty….
1. Dấu hiệu nhận biết mái tôn đã xuống cấp và cần được sửa chữa
Mái tôn tiếp xúc trực tiếp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nắng và mưa, điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng của mái tôn. Sau một thời gian sử dụng, mái tôn sẽ bị xuống cấp theo các mức độ khác nhau và dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết mái tôn đã xuống cấp và cần được sửa chữa kịp thời:
- Mái tôn bị ăn mòn, rỉ sét
- Mái tôn bị thủng, đặc biệt tại các vị trí đóng đinh hoặc những chỗ bị đọng nước
- Vị trí đóng đinh hở làm bong 1 phần hay toàn bộ mái tôn gây cong vênh mái tôn. Những vị trí này khi trơi mưa có thể gây ra tình trạng dột nghiêm trọng
- Độ dốc của mái tôn không đạt chuẩn dễ gây đọng nước, tắc nghẽn, dột mái
2. Biện pháp thi công sửa mái tôn nhà xưởng
2.1. Đo kích thước mái tôn trước khi thi công
Việc đo chính xác diện tích mái tôn là việc làm quan trọng và cần thiết. Việc này giúp tối ưu chi phí mua vật liệu, đảm bảo vừa đủ không thừa thiếu,
Lưu ý khi đo: Cần xác định độ dốc của mái nhà xưởng tính bằng khoảng cách từ điểm cao nhất và điểm thấp nhất của mái xưởng.
2.2. Chọn vật liệu thi công mái tôn
Lựa chọn loại mái tôn theo yêu cầu của chủ đầu tư, đảm bảo mẫu mã phù hợp thẩm mỹ. Bên cạnh đó cần chuẩn bị thêm các vật tư tiêu hao khác phục vụ quá trình thi công sửa chữa mái tôn nhà xưởng được nhanh chóng và hiệu quả.
2.3. Tháo bỏ mái tôn cũ
Nếu phải thay mái tôn thì cần tháo dỡ mái tôn cũ. Khi tháo cần bắt đầu từ điểm cao và xa nhất, bên cạnh đó cũng cần thay thế lớp kim loại mới cho tầm lợp cũ, tấm ốp nóc hay lỗ thông hơi. Nếu cần sửa thì thực hiện sửa những vị trí yêu cầu.
2.4. Tiến hành lắp mái tôn mới
Khi lắp đặt tôn mới ta cũng nên lắp đặt từ đỉnh cao nhất rồi mới đến các mép mái.
- Bước 1: Cần giữ tấm lợp đầu tiên nhô lên với mép mái nhà ít nhất 4/4 inch
- Bước 2: Cố định tấm lợp bằng đinh vít đầu có vòng đệm cao su. Chú ý vị trí các đinh vít cách nhau khoảng 12 inch.
- Bước 3: Lắp lần lượt các tấm lợp gối cạnh lên nhau ít nhất 1 inch cho tới khi phủ toàn mái.
- Bước 4: Tiếp tục lắp đặt các tấm che khe nối
- Bước 5: Hoàn thành thi công lắp mái tôn. Dọn dẹp những mảnh vỡ, phế liệu.
3. Một số lưu ý khi thi công thay mái tôn nhà xưởng
Những lưu ý khi thực hiện biện pháp thi công mái tôn đúng kỹ thuật:
- Trước tiên, thợ kỹ thuật phải kiểm tra khung kèo, xà gồ đảm bảo khô ráo. Nếu xà gồ sắt thì cần sơn tĩnh điện chống han rỉ
- Không nên sử dụng thanh xà đã qua xử lý mà chưa có crom hoặc đồng.
- Kiểm tra độ cong vênh của xà gồ nhằm đảm bảo khi thi công căng dây lấy dấu đinh vít được chính xác nhất mà không bị lệch ra ngoài
- Khi lắp đặt hai mái tôn liền nhau phải được úp lên nhau ít nhất 1 sóng để không xảy ra hiện tượng cấn sóng khi bắt vít.
- Trong quá trình cắt gọt tấm tôn cần lưu ý hạn chế tối đa để bắn các mạt kim loại có nhiệt độ cao và cạnh mép cắt không được quá sắc có thể gây han rỉ cho mái tôn khi gặp trời mưa bằng cách sử dụng lưỡi dao kim loại thay vì lưỡi dao carbon.
- Bắt vít thưng tường cần bắn vào múi âm và vuông góc với bề mặt tấm tôn che vách tường.
- Kiểm tra sau khi hoàn thiện
EEP Việt Nam chuyên sửa chữa cải tạo nhà xưởng, sửa chữa mái tôn, chống dột cho nhà xưởng. Chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật lành nghề, kinh nghiệm lâu năm, thi công nhiều công trình nhà xưởng lớn đảm bảo mang lại cho quý khách sự hài lòng bởi chất lượng dịch vụ và chất lượng công trình với giá cả cạnh tranh nhất.
Quý khách đang cần sửa chữa mái tôn nhà xưởng vui lòng liên hệ Hotline 0865.937.899 hoặc để lại thông tin theo form bên dưới để được tư vấn miễn phí!