Cũng như trần, tường thạch cao, vách thạch cao là một loại vật liệu được sử dụng khá phổ biến trong nhiều công trình. Không chỉ với tính năng vượt trội về chất lượng và thiết kế, vách thạch cao còn có ưu điểm về thi công dễ dàng và nhanh chóng. Đặc biệt, vật liệu vách thạch cao không phải thực hiện qua nhiều bước xử lý vật liệu cũng như mất thời gian chờ đợi như tường gạch…
Để hiểu rõ hơn về quy trình lắp đặt, thi công vách thạch cao và tại sao nên sử dụng vách thạch cao như thế nào cho phù hợp với công năng của công trình, vách thạch cao chống cháy cho nhà máy, nhà xưởng, kho vận và vách thạch cao cho công trình dân dụng. Qua bài viết này, EEP Việt Nam sẽ tư vấn, hướng dẫn cho Quý Doanh nghiệp/ CĐT lựa chọn, thi công vách thạch cao cho nhà máy, kho xưởng một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm thời gian, tài chính cũng như công năng tốt nhất của vách thạch cao, thạch cao chống cháy…
Cấu tạo chung của vách thạch cao
Vách thạch cao được cấu tạo từ tấm thạch cao Gyproc và hệ thống khung xương, giúp ngăn cách giữa các không gian, thay thế cho những bức tường gạch, bê tông truyền thống, vách thạch cao hay còn gọi là tường bê tông nhẹ. Vách thạch cao có kết cấu phổ biến là hệ thống khung xương chịu lực bên trong và những tấm thạch cao bao phủ bên ngoài bởi các tấm thạch cao. Những tấm thạch cao này là những tấm có bề mặt mịn được liên kết với hệ vách thạch cao bằng thanh đứng và thanh ngang bằng các ốc vít để tạo thành hệ tường vách thạch cao. Sau đó được xử lý bởi các đường ráp nối và sơn bả lên bề mặt, các hệ tường, vách thạch cao chuyên dụng sẽ tùy theo cấu tạo để mang lại nhiều tính năng ưu việt cho ngăn, vách thạch cao làm phù hợp với từng nhu cầu, công năng của từng loại vách thạch cao như vách chống cháy, chịu lực, chịu ẩm, cách âm, tiêu âm…
- Khung xương chịu lực: Được làm từ kim loại chịu lực, tạo kết cấu vững chắc và gắn chặt với mặt sàn bằng vít chuyên dụng.
- Tấm thạch cao gắn lên hệ thống khung xương nhằm tạo mặt phẳng cho vách được liên kết với nhau bằng vít, keo.
- Lớp bả và sơn được phủ lên những tấm thạch cao giúp tăng tính thẩm mỹ cho vách ngăn.
Ưu điểm của vách thạch cao
- Vách thạch cao có trọng lượng nhẹ hơn 8 – 10 lần so với vách tường thông thường, làm giảm áp lực trên công trình chính như móng và cột. Ngoài ra, vì được cấu tạo từ các tấm thạch cao nên việc thi công vách thạch cao dễ dàng, dễ tháo gỡ, di chuyển, nhanh chóng…
- Theo đánh giá của các chuyên gia việc sử dụng vách thạch cao giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí lên đến 7% (Dựa theo nghiên cứu của Meinhardt và Saint-Gobain Việt Nam, 2009).
- Ngoài ra, vách thạch cao là vật liệu thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe con người.
- Với mẫu mã đa dạng và phong phú, gia chủ dễ dàng kết hợp nó với những món nội thất khác tạo nên không gian sang trọng, hiện đại và hiệu ứng thẩm mỹ cao. Ngoài ra, vách thạch cao có tuổi thọ cao, thậm chí có thể lên đến 10 năm, giá thành hợp lý,
Nhược điểm của vách thạch cao
- Vách thạch cao dễ bị ố vàng nếu bị ngấm nước lâu ngày, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cho không gian sử dụng.
- Vách thạch cao có kết cấu rỗng bên trong vì thế trọng tải chịu đựng không cao. Chúng dễ bị hư hỏng nếu bạn vô tình đâm vật nhọn hoặc tác động lực quá mạnh lên vách,
- Sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của nhiệt độ, vách thạch cao có thể bị co lại và gây nên các vết nứt, nếu không xử lý kịp thời có thể bị hư hỏng nặng,
Ứng dụng của vách ngăn thạch cao trong xây dựng
- Với sự linh hoạt về cả chất lượng và mẫu mã,vách thạch cao được ứng dụng đa dạng trong rất nhiều loại công trình. Tùy vào từng nhu cầu và điều kiện của công trình mà có thể lựa chọn những giải pháp vách thạch cao phù hợp như vách thạch cao chịu ẩm cho những khu vực ngoài trời, phòng tắm.
- Vách thạch cao chống cháy cho những nơi như nhà xưởng, cửa hàng; hoặc vách thạch cao tiêu chuẩn cho những không gian cần tính thẩm mỹ như trung tâm thương mại, chung cư cao cấp; hoặc cần sự yêu tĩnh như phòng ngủ nhà ở, phòng làm việc, phòng họp; hay vách thạch cao cho công trình cần giảm trọng lượng, giảm thời gian thi công như: Nhà gác lửng, mẫu nhà container đẹp…
Hướng Dẫn Thi Công Vách Ngăn Thạch Cao cho nhà máy nhà xưởng
Dụng cụ máy móc khi thi công vách ngăn thạch cao
– Máy bắn vít, Máy khoan bê tông;
– Dụng cụ bật mực;
– Quả dọi hoặc máy cân bằng laze
– Dao cắt tấm thạch cao (dùng dao cắt giấy)
– Kìm bấm khóa khung, kìm rút đinh rivet
– Kéo cắt kim loại
– Bút chì, hoặc bút lông
– Thước mét đo
– Bông thủy tinh (dùng cho hệ vách cách âm, chống cháy)
– Vít thạch cao, Vít đuôi cá đầu dẹt
– Nở thép đường kính 6mm
- Các bước thi công vách thạch cao
Bước 1: Công tác xác định thanh xương nằm VT V-WALL “U’’:
– Lắp thanh xương nằm VT V-WALL vào vị trí đã đánh dấu trên sàn bằng máy bắn vít và ốc vít.
– Thanh xương nằm được lắp sao cho điểm liên kết đầu tiên cách mép đầu mỗi thanh là 50mm, khoảng cách các điểm tiếp theo là 600mm. Đối với các thanh U có bề rộng từ 92mm trở lên, liên kết theo hai đường bố trí zíc zắc với khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp là 300mm.
Bước 2: Lắp đặt thanh xương đứng VT V-WALL “C”:
– Dùng thước dây đo các thanh xương đứng với khoảng cách 610mm và đánh dấu bằng bút chì. Đo chiều cao tại tường đã đánh dấu vị trí thanh xương đứng.
– Dùng kìm cắt kim loại cắt thanh xương đứng ngắn hơn chiều cao vừa đo 10mm. Chú ý không nên đo cắt qua vị trí có lỗ kỹ thuật.
– Đặt thanh VT V-Sound 90 đầu tiên vào vị trí và liên kết vào tường tiếp giáp với khoảng cách 600mm.
– Lắp đặt các thanh xương đứng VT V-Wall C vào các vị trí đã được đánh dấu sẵn trên các thanh xương nằm VT V-Wall U.
– Dùng thước nivo kiểm tra độ thẳng của thanh xương đứng trước khi liên kết cố định với thanh xương nằm
– Chú ý sắp xếp sao cho các lỗ kỹ thuật trên các thanh xương đứng thẳng hàng với nhau và quay về cùng một phía.
– Liên kết thanh xương đứng với thanh xương nằm bằng vít đuôi cá đầu dẹt hoặc kìm khóa khung ở cả hai bên.
– Cuối cùng bơm keo silicon Hilti vào từng vị trí tiếp giáp của thanh xương với kết cấu theo toàn bộ chu vi tường ở cả hai mặt.
Bước 3: Gắn tấm thạch cao vào mặt trước:
1.Tấm thạch cao được gắn vào kết cấu khung xương sao cho chiều dài tấm thạch cao cùng phương với các thanh xương đứng.
- Liên kết tấm thạch cao Gyproc và hệ khung xương bằng vít thạch cao có chiều dài thích hợp sao cho vít xuyên qua khung thép tối thiểu 10mm. (chú ý khoảng cách giữa các điểm liên kết 300mm).
- Chèn tấm thép lá VT Flat Strap vào giữa tấm thạch cao và khung xương tại các vị trí có khe nối ngang tấm thạch cao. Sau đó lắp tiếp các tấm thạch cao bên trên và cẩn hoàn thiện hệ thống điện trước thi công vách thạch cao.
- Nếu trong vách có hệ thống đèn điện hoặc đường dây thì nên hoàn thiện trước khi lắp đặt bông thủy tinh và các tấm thạch cao mặt sau.
Bước 4: Lắp bông thủy tinh (nếu là vách ngăn cách âm chống cháy)
– Đối với những nhu cầu cần tấm tiêu âm hoặc chống cháy lan, có thể lắp thêm lớp bông thủy tinh đằng sau tấm thạch cao mặt trước.
– Dùng máy bắn vít cố định bông thủy tinh vào khung xương nằm trên trần nhà.
Bước 5: Lắp tiếp các tấm thạch cao ở mặt sau và xử lý mối nối
– Lắp tấm thạch cao ở mặt sau. Bố trí tấm thạch cao sao cho khe nối đứng ở hai mặt so le nhau.
– Cuối cùng xử lý mối nối bằng băng giấy hoặc bột xử lý mối nối Gyp-filler để đảm bảo tính thẩm mỹ toàn diện cho vách thạch cao.
Ứng dụng của vách thạch cao
Với sự linh hoạt về chất lượng và mẫu mã, vách thạch cao được sử dụng đa dạo trong nhiều loại công trình. Tùy vào nhu cầu và điều kiện của công trình mà có thể lựa chọn những giải pháp vách thạch cao phù hợp như vách thạch cao chịu ẩm cho khu vực ngoài trời, phòng tắm, vách thạch cao chống cháy cho nhà xưởng, cửa hàng hoặc vách thạch cao tiêu chuẩn cho không gian cần tính thẩm mỹ như trung tâm thương mại, chung cư cao cấp hoặc cần sự yên tĩnh như phòng làm việc, phòng hợp, phòng ngủ.
Phân loại vách thạch cao nhà xưởng: Vách thạch cao nhà xưởng được phân theo cấu tạo của tấm vách, có 2 loại vách thạch cao: loại 1 mặt và 2 mặt. Đặc biệt vách thạch cao 1 mặt có thể được uốn cong, ốp sơn,… loại vách thạch cao 1 mặt tường thường được sử dụng để bao phủ một không gian cụ thể. Loại thạch cao nhà xưởng 2 mặt: Với kiểu này có thể sử dụng cả hai mặt để ngăn cách các phòng cho nhà xưởng theo công năng của phòng đó và có thể sử dụng vách thạch cao chống cháy, chịu lửa, chịu nhiệt, chống ẩm…
Phân loại theo chức năng của vách thạch cao nhà xưởng
EEP Việt Nam nhà thầu thi công hệ thống PCCC chuyên nghiệp, có kinh nghiệm.
Vách thạch cao chống cháy:
Loại vách này sử dụng khung xương và tấm thạch cao có khả năng chống cháy hiệu quả. Hệ thống vách thạch cao này bao gồm khung kim loại tôn mạ kẽm, thạch cao chống cháy có độ dày phù hợp, vật liệu composite, bông thủy tinh hoặc bông khoáng… Các thành phần này cấu tạo với nhau không chỉ giúp chống cháy mà còn có hiệu quả cách nhiệt cao.
Vách ngăn thạch cao chống cháy thường được sử dụng trong văn phòng, chung cư, trung tâm hành chính, khách sạn, trung tâm thương mại, và đặc biệt trong các nhà kho, nhà xưởng có dây chuyền sản xuất máy móc và có liên quan đến hệ thống PCCC
Vách thạch cao chống nước:
Là loại vách ngăn sử dụng khung xương và tấm thạch cao chống thấm, thích hợp cho những căn phòng có độ ẩm cao, cách âm, giảm tiếng ồn. Loại vách ngăn này thích hợp cho nhà bếp, nhà tắm, sàn nhà vệ sinh, phòng xông hơi ướt…
Vách thạch cao cách âm:
Đây là loại vách được sử dụng với kết cấu khung xương và các tấm vách có khả năng cách âm, tiêu âm và giảm thiểu tiếng ồn. Ngoài ra, phần lõi bên trong có thêm một lớp kính kết hợp với một số vật liệu khác, những vật liệu này cũng được sử dụng để cách nhiệt, chống cháy hiệu quả, v.v. Vách ngăn cách âm được sử dụng rộng rãi trong phòng ngủ, phòng họp, văn phòng, khách sạn, phòng karaoke
Quy trình thi công vách thạch cao nhà xưởng chuẩn nhất
Chuẩn bị dụng cụ thi công
Trước khi tiến hành thi công, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ: búa, kìm, kìm cộng lực, kéo, tuốc nơ vít, khóa 10, thước cuộn, dây căng, quả dọi, ống cân bằng Ni-vô, ổ quay, máy khoan điện, cưa, thìa, dao nhọn, bút chì, thước thủy, dụng cụ bảo hộ, thang nhôm
Tất nhiên, vật liệu xây dựng là chủ yếu, bao gồm: Tấm thạch cao, Thanh xương đứng, Thanh xương phụ, Thanh v, Thanh thép tấm,
Tiến hành quá trình thi công vách thạch cao nhà xưởng, quy trình thực hiện được thực hiện quá các bước sau:
Bước 1: Xác định vị trí
- Dùng thước để xác định vị trí của vách trên sàn và tường
- Sử dụng tia laser để xác định vị trí chính xác, sau đó dùng mực để đánh dấu sàn, tường và trần nhà
Bước 2: Lắp thanh ngang
Chọn các thanh tường phù hợp tùy thuộc vào độ dày của vách. Dùng máy khoan bê tông để khoan lỗ xuyên xà ngang xuống sàn bê tông, đóng tắc kê thép vào lỗ vừa khoan, dùng tuýp để siết chặt tắc kê vừa đóng
Bước 3: Lắp thanh đứng
- Khoảng cách giữa các thanh đứng là 400 mm. Thanh đứng thứ nhất đặt sát tường, dùng máy khoan bê tông khoan lỗ xuyên qua thanh đứng trong tường, lắp tắc kê thép vào lỗ vừa khoan, sau đó siết chặt bằng vít và chèn các thanh dọc theo khoảng cách đã đánh dấu.
- Khóa các thanh ngang và thanh đứng bằng vít.
Bước 4: Gia cố các điểm treo
Kết cấu gia cố cho những nơi sẽ lắp đặt đồ đạc phù hợp.
Bước 5: Lắp tấm lên khung
- Đặt chiều dài tấm thạch cao song song với thanh đứng, dùng vít để gắn tấm thạch cao vào thanh đứng. (lưu ý: chiều cao của vít ở mặt trước của bảng điều khiển không quá 200mm và khoảng cách bên trong tấm không quá 300mm).
- Tiếp tục theo cách tương tự như tấm đầu tiên cho đến khi bức tường hoàn chỉnh.
- Lắp đặt tấm tiếp theo cho bức tường đối diện, tấm được lắp sao cho mối nối giữa hai bên tường không chồng lên nhau.
Bước 6: Gia cố vị trị cửa đi
Khi các thanh ở gần vị trí cửa, bạn cần cắt xương thanh đứng khoảng 400mm, sau đó uốn vuông góc với phương thẳng đứng và gắn vào thanh dọc bằng vít. Sau khi gia cố ở những vị trí này, hãy tiếp tục lắp các tấm cho đến khi hoàn thành bức tường.
Bước 7: Hoàn thành sản phẩm
Bước cuối cùng là phủ sơn lên bề mặt, sau khi bề mặt khô, bạn có thể “tô điểm” các mảng tường bằng các yếu tố trang trí như sơn hoặc giấy dán tường…
Những lưu ý khi thi công vách thạch cao nhà xưởng
Để mang lại hiệu quả sử dụng cũng như tối ưu được chi phí, thời gian và công sức, bạn cần lưu ý đến một số yếu tố sau:
Lựa chọn vật liệu chất lượng
Ngoài tác dụng trang trí, vách thạch cao còn được dùng để che chắn, bảo vệ không gian. Do đó, bạn nên chú ý chọn nguyên vật liệu chất lượng, chính hãng, có bảo hành, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và công năng sử dụng. TUYỆT ĐỐI ĐỪNG HAM RẺ mà lựa chọn các nguyên vật liệu kém chất lượng, dẫn đến nứt, hư hỏng công trình,
Thời gian thi công
Vách thạch cao chất lượng là yếu tố quan trọng trong chi phí xây dựng và tính thẩm mỹ, hiệu quả sử dụng của không gian. Vì vậy, bạn cần tính toán các phương án thi công cho phần vách hợp lý dựa vào diện tích và khả năng tài chính.
Tìm kiếm đơn vị thi công chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm như EEP Việt Nam
Vách thạch cao muốn sử dụng lâu bền đạt tính thẩm mỹ cao và đặc biệt chất lượng tuyệt đối cho công trình cũng như công năng sử dụng hiệu quả, doanh nghiệp/chủ đầu tư có nhà máy, kho xưởng nên chọn các đơn vị uy tín, chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm để thi công và lắp đặt vách thạch cao chống cháy cho nhà xưởng. EEP Việt Nam là nhà thầu với nhiều năm kinh nghiệm, với đội ngũ kỹ sư nhiều kinh nghiệm cùng đội ngũ thi công lành nghề, sâu về chuyên môn thi công lắp đặt vách thạch cao, sẽ tư về trần thạch cao, vách thạch cao, doanh nghiệp/ CĐT chọn phương án thi công hiệu quả, tối ưu chi chí và tiết kiệm thời gian.
EEP Việt Nam – Nhà thầu thi công Vách thạch cao uy tín, đảm bảo các tiêu chí:
- Đội ngũ chuyên nghiệp có kinh nghiệm, giỏi chuyên môn.
- Cần phải có trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.
- Có chính sách bảo hành sau khi hoàn thành công trình
- Báo giá cạnh tranh hợp lí
- Hỗ trợ tư vấn tận tâm, 24/7
EEP Việt Nam cam kết chất lượng thi công, vách thạch cao chống cháy nhà xưởng cho quý doanh nghiệp tại các khu công nghiệp dạt chất lượng tốt nhất, tính thẩm mỹ cao nhất, tiết kiệm chi phí và thời gian để nhà máy, kho xưởng của Doanh nghiệp luôn ổn định trong sản xuất đạt hiệu quả