BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG



Hệ thống báo cháy là hệ thống thiết bị PCCC, đây là khởi nguồn, chủ động đầu tiên chuẩn bị cho các bước tiếp theo để chữa cháy. Hệ thống này hoạt động tốt sẽ tạo tiền đề cho việc chữa cháy 1 cách nhanh chóng và kịp thời. Để hoạt động tốt thì ta cần bảo trì bảo dưỡng hệ thống báo cháy đúng quy định.

Trước hết, ta cần tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy và các thành phần có trong hệ thống này để nắm vững được lợi ích của nó cũng như xử lý tình huống khi có chuông báo cháy.

Cấu tạo của một hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy tự động không chỉ đơn giản là tiếng chuông, mà còn là tập hợp nhiều thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và thực hiện báo động khi có hỏa hoạn xảy ra. Tín hiệu báo cháy được phát hiện và thông báo tự động trừ khi có tác động của con người thông qua hệ thống báo cháy bằng tay. Hệ thống này hoạt động 24/24.

Một hệ thống báo cháy tự động sẽ có 3 phần chính

  1. Trung tâm báo cháy

Trung tâm báo cháy thường được thiết kế như 1 tủ, được gọi là Tủ trung tâm báo cháy. Tủ này bao gồm các thiết bị chính: Một bảng điều khiển chính, các module, pin trữ điện và 1 biến thế.

  1. Thiết bị đầu vào

Đây là phương tiện tiếp nhận tín hiệu cho hệ thống báo cháy. Bao gồm đầu báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa,… và hệ thống công tắc khẩn.

  1. Thiết bị đầu ra

Thiết bị đầu ra là các công cụ hiển thị vị trí được báo cháy và phát ra thông báo, gồm chuông báo động có cháy, đèn báo động, đèn thoát hiểm, bộ quay số điện thoại tự động,… Tất cả các thiết bị của hệ thống này sẽ được hoạt động theo 1 cơ chế đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, đảm bảo được tính chính xác cao và rộng rãi tới mọi vị trí của công trình.
Bảo trì bảo dưỡng hệ thống báo cháy là vấn đề cần thiết và liên tục cho doanh nghiệp

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy

Thiết bị báo cháy hoạt động theo 1 quy trình khép kín: Thiết bị đầu vào nhận tín hiệu sau đó tuyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy, tiếp đó thiết bị đầu ra sẽ phát tín hiệu báo động.

Khi có tín hiệu về các sự cố như nhiệt độ gia tăng đột ngột hay có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa điện – Các thiết bị đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn sẽ nhận tín hiệu và truyền tin về trung tâm báo cháy.

Tại đây, trung tâm sẽ xử lý các thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra cháy và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn). Khi nhận được thông tin từ trung tâm, các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để con người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cố và có biện pháp xử lý kịp thời.

Một số chức năng chính của hệ thống báo cháy

Thứ nhất: Hệ thống báo cháy cung cấp 1 số phương tiện nhằm phát hiện đám cháy đang bùng phát theo phương pháp thủ công hoặc tự động.

Thứ hai: Hệ thống báo cháy cảnh báo mọi người trong khu vực ảnh hưởng biết có cháy và thực hiện sơ tán khi cần thiết.

Thứ 3: Một chức năng phổ biến của hệ thống báo cháy là truyền đi tín hiệu báo cháy cho cơ quan PCCC 114 hoặc các tổ chức ứng phó khẩn cấp khác.

Thứ 4: Hệ thống báo cháy còn có thể thực hiện ngắt nguồn điện, điều khiển thiết bị xử lý không khí hay các hoạt động đặc biệt khác như ngắt thang máy, cửa ngăn cháy,… Và có thể được sử dụng để khởi động hệ thống chữa cháy. Hệ thống báo cháy tự động gồm các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy. Việc phát hiện ra các tín hiệu báo cháy có thể được thực hiện bởi các đầu dò khói, nhiệt, lửa,… hoặc nhân tạo thông qua các nút ấn khẩn cấp. Hệ thống báo cháy phải hoạt động liên tục 24/24h kể cả khi bị mất điện.

Các thành phần chính của hệ thống báo cháy

Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu thường có 3 thành phần như sau:

  1. Trung tâm báo cháy của hệ thống báo cháy

– Tủ trung tâm báo cháy gồm các thiết bị chính như: bo mạch xử lý thông tin, bộ nguồn, ắc quy dự phòng.

  1. Thiết bị đầu vào của hệ thống báo cháy (thiết bị khởi đầu)

Thiết bị đầu vào bao gồm:

– Đầu báo: Báo khói, báo nhiệt, gas, lửa,…

– Công tắc khẩn (gồm các nút nhấn khẩn)

  1. Thiết bị đầu ra của hệ thống báo cháy

Thiết bị đầu ra bao gồm:

– Bảng hiển thị phụ.
– Chuông báo động và còi báo động.
– Đèn báo động, hệ thống đèn exit.
– Bộ quay số điện thoại tự động.

Quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống báo cháy tại EEP Việt Nam

Việc bảo trì bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động cần được thực hiện định kỳ hàng năm nhằm đảm bảo tính an toàn cũng như phát huy được tối đa hiệu quả mà hệ thống mang lại.

Quy trình bảo trì hệ thống báo cháy chi tiết bao gồm:

  1. Bảo trì tủ trung tâm báo cháy gồm

Khi bảo trì tủ trung tâm báo cháy ta cần phải lưu ý 1 số vấn đề như sau:

– Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật và bo mạch của bộ điều khiển trung tâm
– Kiểm tra bộ phận nguồn của tủ trung tâm
– Lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím
– Lau chùi tiếp điểm đồng thời thổi bụi cả tủ
– Chạy thử tủ điều khiển sau khi đã kiểm tra và bảo dưỡng.

 

  1. Bảo trì hệ thống cáp tín hiệu

Đối với hệ thống cáp tín hiệu ta cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống cáp nhằm đảm bảo tính thông suốt của tím hiệu. Tiếp đó xác định lại độ bền của các mối nối cáp. Bổ sung lại các mối nối vào sơ đồ thiết bị (Để kiểm tra khi xảy ra sự cố tại các vị trí mối nối cáp tín hiệu ta sẽ kiểm tra được ngay)

  1. Bảo trì đầu dò khói

Ở bước này, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra bộ phận nguồn cũng như dây tín hiệu. Lau chùi các tiếp điểm, bụi ở các đầu dò,… Đồng thời do các thông số kỹ thuật và thử khói. Ngoài ra còn phải kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống và các đầu dò tín hiệu bằng các biện pháp phù hợp.

  1. Bảo trì đèn chớp báo cháy

Ở bộ phận đèn chớp báo cháy ta cần kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu, kiểm tra lại bộ phận nguồn và lau chùi bụi ở các tiếp điểm.

  1. Bảo trì còi báo cháy

Cần thực hiện các công việc:

– Kiểm tra độ rung.
– Kiểm tra bộ phận nguồn
– Kiểm tra các dây tín hiệu
– Kiểm tra các thiết bị chữa cháy
– Lau chùi các tiếp điểm, lau chùi bụi.

  1. Bảo trì nút nhấn khẩn

Đối với các nút nhấn khẩn thì cần phải check kỹ các bộ phận cung cấp tín hiệu. Kiểm tra lại bộ phận nguồn và lau chùi bụi bẩn đặc biệt ở các đầu nối tiếp xúc

Trên đây là toàn bộ quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động được các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao tại EEP Việt Nam thực hiện. Để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất, quý khách vui lòng để lại thông tin theo form bên dưới hoặc liên hệ hotline 0865.937.899.



CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH EEP VIỆT NAM

VP Hà Nội: Số 55 ngõ 202/16 đường Cổ Linh, Long Biên, Hà Nội
VP Bắc Ninh: Phương Cầu, Phương Liễu, Quế Võ, Bắc Ninh
VP Hải Dương: Thị Trấn Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương
VP Hà Nam: Châu Giang, Duy Tiên, Hà Nam
VP Vĩnh Phúc: Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Xưởng sx: Lô E13 - E14, CCN đa nghề Đông Thọ, Yên Phong, Bắc Ninh
Hotline: 086.593.7899
Phone: 0222.653.8169
Email: codienlanheepvn@gmail.com

YÊU CẦU BÁO GIÁ

    DỊCH VỤ KHÁC

    DỰ ÁN ĐIỂN HÌNH