Thi công hệ thống làm mát nhà xưởng bằng Cooling Pad



Hệ thống thông gió làm mát Cooling Pad là phương pháp làm mát cho nhà xưởng rất hiệu quả và tiết kiệm, và hiện đang được áp dụng rộng rãi cho các nhà xưởng ở Việt Nam. Nguyên lý của hệ thống này là dựa trên hiệu quả làm mát bằng hơi nước, hệ thống sử dụng quạt thông gió kết hợp tấm làm mát Cooling Pad để không khí mát đối lưu trong nhà xưởng và làm mát theo hệ thống tuần hoàn, làm mát nhà xưởng kết hợp bay hơi nước tự nhiên mà không ảnh hưởng đến máy móc thiết bị. EEP Việt Nam là nhà thầu cơ điện lạnh có kinh nghiệm nhiều năm trong tư vấn, thi công hệ thống làm mát nhà xưởng bằng Cooling pad đảm bảo mang lại giải pháp làm mát hiệu quả cho nhà xưởng của bạn!

1. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống làm mát Cooling Pad

Như hình ảnh phía trên, hệ thống làm mát Cooling Pad sẽ sử dụng quạt thông gió để hút khí nóng bên trong nhà xưởng ra, từ tạo khoảng không giúp cho không khí tràn vào ở mặt tường đối diện.
Tiếp đó, dàn Cooling Pad (tấm trao đổi nhiệt) được lắp đặt ở mặt tường đối diện đã được làm ướt bởi hệ thống máy bơm phân phối nước, chúng sẽ giúp không khí đi qua hạ nhiệt độ đến từ 5 tới 10°C, không khí tươi mát sẽ tràn vào bên trong nhà xưởng. Từ đó, nhà xưởng được làm mát hiệu quả mà lại tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành của nhà xưởng.

Ưu điểm:

– Giúp nhà xưởng có môi trường không khí tươi mát, giảm nhiệt.

– Chi phí đầu tư thấp, bằng khoảng 35% khi lắp hệ thống điều hòa

– Tiết kiệm điện khi sử dụng hệ thống làm mát này. Theo thống kê, chi phí điện vận hành cho hệ thống cooling pad chỉ bằng 10% so với hệ thống điều hòa.

– Hệ thống làm mát có cấu tạo đơn giản. Nên việc thi công, bố trí thiết bị khá đơn giản.

– Do bố trí thiết bị đơn giản nên cũng tiết kiệm không gian lắp đặt, và nhà xưởng nhiều không gian làm việc hơn.

Hệ thống làm mát cooling pad không có tiếng động nên tạo môi trường làm việc yên tĩnh cho nhà xưởng.

– Đây cũng là hệ thống bảo vệ môi trường khi chúng ta giảm được được việc sử dụng điều hòa, giảm sử dụng gas điều hòa.

Nhược điểm:

– Hệ thống làm mát sẽ thu gom lại nước đã sử dụng để tuần hoàn sử dụng nước. Nếu thiết kế và lắp đặt không cẩn thận sẽ dễ gây thất thoát nước, rất lãng phí.

– Hệ thống Cooling Pad cũng đòi hỏi nhà xưởng khá kín để lưu lượng gió qua tấm trao đổi nhiệt được đảm bảo.

– Khả năng hạ nhiệt độ của hệ thống Cooling Pad phụ thuộc nhiều vào môi trường. Nếu độ ẩm không khí quá cao thì quá trình bốc hơi sẽ giảm. Và do đó, nhiệt độ không khí giảm không đáng kể.

– Chất liệu chính làm nên tấm Cooling Pad này là xen-lu-lô-zơ tự nhiên nên dễ dây ẩm mốc và có mùi sau một thời gian sử dụng.

3. Phạm vi áp dụng của hệ thống làm mát bằng Cooling Pad.

  • Phù hợp với môi trường cho phép độ ẩm cao như: Xưởng may mặc, dệt len, xưởng giầy da, bao bì, xưởng cơ khí, gốm sứ,…
  • Phù hợp các văn phòng, siêu thị, nhà hàng, khu vui chơi giải trí,…
  • Phù hợp các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm,…

4. Những yêu cầu về thiết kế và thi công hệ thống làm mát Cooling Pad cần đạt được.

Yêu cầu về Thiết kế:

  • Yêu cầu: Không làm ảnh hưởng đến kết cấu của nhà xưởng, tiết kiệm thiết bị và không gian, phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống làm mát nhà xưởng bằng Cooling Pad.
  • Để đạt được điều đó thì người thiết kế cần quan sát kỹ lưỡng kết cấu nhà xưởng, diện tích, cũng như thiết bị máy móc hoạt động, mật độ công nhân làm việc, sau đó đưa ra các phương án thiết kế lắp đặt hệ thống làm mát hợp lý nhất cho chủ đầu tư.

Yêu cầu về Thi công:

  • Quy trình lắp đặt: Lắp đặt đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo theo tiêu chuẩn của hội Kỹ sư Nhiệt lạnh
  • Hiệu quả làm mát: đảm bảo tính toán độ ẩm cần thiết phù hợp nhà xưởng, đồng thời phải có tính thẩm mĩ (đẹp, tiết kiệm không gian) và tính công nghệ (tiết kiệm chi phí vận hành).
  • Vận hành và bảo dưỡng: Đảm bảo vận hành đơn giản, việc bảo dưỡng bảo trì dễ dàng.
  • Kiểm soát độ ẩm của hệ thống làm mát nhà xưởng bằng Cooling Pad: Khi sử dụng hệ thống làm mát nhà xưởng Cooling Pad, độ ẩm gia tăng trong khí làm mát là rất ít (thông thường từ 1.4 đến 3 ml/kg không khí khô). Sự gia tăng này không ảnh hưởng đến hầu hết môi trường làm việc công nghiệp. Tuy nhiên, có sự tích lũy độ ẩm theo thời gian trong không gian làm việc. Sự tích lũy độ ẩm là thường xảy ra đối với các nhà máy bán mở hoặc khép kín. Với những trường hợp trên, hệ thống làm mát nhà xưởng bằng Cooling Pad cần lắp đặt thêm quạt thông gió để hút khí ẩm sau khi làm mát ra ngoài. Việc này sẽ giảm sự gia tăng của độ ẩm bên trong nhà máy.

Với nhiều ưu điểm và tính ứng dụng tuyệt vời nên hệ thống làm mát nhà xưởng bằng Cooling Pad được sử dụng cực nhiều hiện nay. Nếu quý khách đang cân nhắc lắp đặt hệ thống làm mát tiết kiệm và hiệu quả này, vui lòng liên hệ số hotline của chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 086.593.7899. Với hơn 10 năm trong nghề lắp đặt xây dựng hệ thống cơ điện lạnh, EEP Việt Nam tự tin sẽ thiết kế và thi công hệ thống làm mát Cooling Pad phù hợp từng mô hình nhà xưởng.



CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH EEP VIỆT NAM

VP Hà Nội: Số 55 ngõ 202/16 đường Cổ Linh, Long Biên, Hà Nội
VP Bắc Ninh: Phương Cầu, Phương Liễu, Quế Võ, Bắc Ninh
VP Hải Dương: Thị Trấn Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương
VP Hà Nam: Châu Giang, Duy Tiên, Hà Nam
VP Vĩnh Phúc: Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Xưởng sx: Khu 5 Đáp Cầu, TP Bắc Ninh, Bắc Ninh
Hotline: 086.593.7899
Phone: 0222.653.8169
Email: codienlanheepvn@gmail.com

YÊU CẦU BÁO GIÁ

    DỊCH VỤ KHÁC

    DỰ ÁN ĐIỂN HÌNH