Hiện nay, máy nén khí được các nhà xưởng, nhà máy lựa chọn và sử dụng rất nhiều, nó đóng vai trò rất quan trọng và được ứng dụng rất phổ biến trong công nghiệp và đời sống. Khi vận hành máy nén khí, người sử dụng cần phải tiến hành kiểm tra lưu lượng khí trong máy nén, việc làm này rất quan trọng và giúp đảm bảo cho hiệu quả công việc, tuổi thọ của máy tăng và giúp tiết kiệm tối đa nguồn điện năng tiêu thụ.
Khái niệm lưu lượng khí nén
Lưu lượng khí là một thông số, một đại lương dùng để chỉ mức độ lưu thông khí nén khi đi qua đường ống dẫn khí. Do không khí có đặc tính là chịu nén và đàn hồi cực tốt, nên chúng thường được nén lại và tích vào trong các bình chứa có áp suất cao, đó là khí nén và được coi là một dạng năng lượng.
Mục đích của việc tính lưu lượng khí nén
Việc đo lưu lượng khí nén sẽ giúp bạn theo dõi được lượng không khí có trong hệ thống, cũng như lượng khí nén đã được tiêu thụ. Đồng thời, đo lưu lượng khí còn giúp theo dõi được nhiệt độ và áp suất trong hệ thống máy nén khí.
Sau quá trình tính lưu lượng khí qua ống, bạn sẽ có kết quả lưu lượng khí thực tế, chính xác. Kết quả này giúp bạn nắm bắt nhanh chóng và đề phòng được những sự cố có thể xảy ra tại đường ống. Bạn có thể kiểm soát chặt chẽ hệ thống khí nén để tiết kiệm được nguồn năng lượng lớn. Và nhờ thế, bạn cũng có thể biết được tuổi thọ của máy móc, linh kiện có trong hệ thống máy nén, bạn xác định được thời gian cần thay thế thiết bị, linh kiện mới.
Ngoài ra, công thức tính lưu lượng và áp suất khí còn được áp dụng rộng rãi trong xử lý nước, và các dự án bảo vệ môi trường như: hóa dầu, công nghiệp nhẹ, hay các dự án dược phẩm… Để giúp đo các dòng chảy chất lỏng và khí.
Có thể thấy rằng, việc tính toán, đo lường lưu lượng khí được đánh giá là một trong những công việc góp phần giúp bảo vệ môi trường và an toàn cho người dùng máy nén khí. Vậy nên, người sử dụng cần tuân thủ các quy trình thông qua công thức tính toán và đo lường nhất định.
Công thức tính lưu lượng và áp suất khí
a, Công thức
Công thức tính lưu lượng khí nén sau đây (còn được gọi là công thức tính lưu lượng khí trong đường ống hay công thức tính lưu lượng và áp suất khí):
** Giải thích đơn vị, ký hiệu
Trong đó:
P: là áp suất của máy nén khí.
P2: là áp suất đạt được (kg/cm2)
P1: là áp suất ban đầu lúc chạy máy (kg/cm2)
P0: là áp suất tuyệt đối của khí quyển (kg /cm2)
V: thể tích của các thiết bị chứa khí nén gồm: đường ống (áp dụng tính lưu lượng khí qua ống), lọc khí, và bình chứa khí, hay các thiết bị làm mát, hoặc máy sấy…
T: là thời gian máy chạy từ P1 đến P2 (Min)
Có thể áp dụng công thức này để tính tiêu chuẩn đường ống khí nén hoặc cách tính lưu lượng sẽ thiết kế.
Sau khi tính xong, căn cứ vào kết quả cuối cùng để xác định có phù hợp với lưu lượng thiết kế hay không? Trong trường hợp lưu lượng bị giảm sút quá nhiều thì hệ thống máy nén đang gặp vấn đề rò rỉ khí hoặc các bộ phận của máy đang trong tình trạng bị hao tổn.
b, Thiết bị đo lưu lượng khí nén
Ngoài công thức tính lưu lượng và áp suất khí trên, còn có một cách khá đơn giản có thể giúp bạn tính lưu lượng khí nén qua ống, đó là sử dụng thiết bị đo lưu lượng khí. Khi sử dụng các thiết bị tích hợp sẵn để đo lưu lượng khí, bạn kiểm soát được công suất thực tế, vấn đề rò rỉ và lượng khí được sử dụng tại từng thời điểm cụ thể.
Công cụ để đo lưu lượng khí tiện lợi nhất hiện nay là đồng hồ đo lưu lượng khí nén. Nó không chỉ thể hiện được thông số lưu lượng tại thời điểm đo, mà nó còn thể hiện được tổng lưu lượng bắt đầu từ lúc lắp thiết bị đo. Không những thế, thiết bị còn đo được nhiệt độ của khí nén, áp suất trong đường ống và tần số của khí nén.
Bên cạnh đó, để tính toán chính xác lưu lượng khí thì việc thường xuyên bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống máy nén khí là rất cần thiết. Đặc biệt là trong trường hợp máy nén quá cũ kỹ và suy giảm về tuổi thọ, người sử dụng cần đầu tư thiết bị mới giúp đảm bảo tiến độ công việc, cũng như bảo vệ an toàn cho môi trường xung quanh.